-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn cách thi công trần nhôm
Đăng bởi Euroview Aluminium vào lúc 30/03/2022
Trần nhôm được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình công cộng, dân dụng hiện nay bởi có nhiều ưu điểm. Vậy cách thi công trần nhôm có khó khăn hay không? Các bước thực hiện thi công trần nhôm như thế nào? Cần lưu ý gì khi thi công trần nhôm? Những thắc mắc nêu trên sẽ được Euroview giải đáp nhanh chóng qua nội dung bài viết sau.
Thi công trần nhôm
Lý do nên lắp đặt trần nhôm?
Trước khi tìm hiểu về cách thi công trần nhôm chúng ta cần biết tại sao nên thực hiện lắp đặt sản phẩm này. Trần nhôm được đông đảo các chủ công trình như bệnh viện, công xưởng, nhà dân… lựa chọn lắp đặt. Lý do bởi loại trần nhôm này sở hữu các ưu điểm như sau:
-
Trần nhôm cho trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công, di chuyển, sửa chữa khi có lỗi sai.
-
Sản phẩm có độ bền bỉ cao, không phai màu theo thời gian sử dụng.
-
Đặc biệt, trần nhôm có bề mặt trơn nhẵn nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
-
Khả năng chịu lửa tốt, đảm bảo an toàn cho công trình, hạn chế tối đa hỏa hoạn xảy ra.
-
Trần nhôm giúp giảm tiếng ồn tốt, hạn chế âm thanh lọt ra ngoài gây ồn ào, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Trần nhôm có nhiều loại với các thiết kế khác nhau. Tùy từng khu vực lắp đặt với yêu cầu khác nhau để bạn chọn mẫu trần nhôm phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách thi công trần nhôm an toàn
Thi công trần nhôm đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao. Do vậy cần yêu cầu đội thợ có tay nghề chuyên môn cao, trách nhiệm với công việc. Các bước tiến hành thi công, lắp đặt trần nhôm như sau:
Bước 1: Xác định độ cao của trần nhôm
Cần tiến hành kiểm tra cộ cao của trần thực tế so với độ cao trần nhôm trong thiết kế. Điều này hạn chế sai sót khi tiến hành thi công, lắp đặt. Nếu có sự sai lệch cần liên hệ chủ đầu tư, giám sát và nhà thầu để có biện pháp xử lý nhanh chóng.
Bước 2: Tiến hành đánh dấu cao độ cao trần nhôm
Sau khi khảo sát độ cao trần nhôm chính xác, bạn cần đánh dấu vị trí lắp đặt trần nhôm dựa vào bản vẽ thiết kế. Bạn cần sử dụng máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống bắn mực … để đánh dấu độ cao trần.
Bước 3: Treo nẹp viền tường cho trần nhôm
Bạn cần tiến hành treo nẹp viền tường cho trần nhôm theo đúng dấu mực bằng vít, đinh thép. Trong đó khoảng cách tối đa giữa các lỗ đinh vít là 300mm.
Bước 4: Thực hiện treo ty cho trần nhôm
Ty có hai đầu được liên kết vào hệ xương chính và trần nhà. Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm treo của ty là 1200mm. Khoảng cách tối đa của điểm treo đầu tiên với tường nhà là 300mm. Do đó thợ thi công cần tiến hành treo ty một cách chính xác nhất.
Bước 5: Tiến hành cân chỉnh xương và thả tấm cho trần nhôm
Sau khi treo ty xong, bạn cân chỉnh mặt phẳng của hệ xương và thả tấm trần nhôm theo thiết kế. Có thể sử dụng kẹp để giữ tấm nếu tấm trần nhôm có trọng lượng nhẹ. Như vậy là đã hoàn tất cách thi công trần nhôm.
Lưu ý khi lắp đặt thi công trần nhôm
Để cách thi công trần nhôm đạt hiệu quả tốt nhất, tính thẩm mỹ cao bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Vị trí lắp đặt trần nhôm không nên quá cao
- Cần tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn để quá trình thi công diễn ra thuận lợi nhất.
- Lưu ý nên chọn lựa sử dụng nhôm cao cấp để sản phẩm có độ bền bỉ cao.
- Cần hoàn thiện lắp đặt trần nhôm theo đúng quy trình và quy cách yêu cầu.
- Kiểm tra bảng vẽ kỹ thuật, các vật tư hoàn thiện để quá trình lắp đặt nhanh chóng và chính xác.
Trần nhôm được nhiều chủ công trình lựa chọn hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Trong đó cách thi công trần nhôm cần đảm bảo độ chính xác và tỉ mỉ cao. Hãy liên hệ với Euroview nếu bạn cần chúng tôi hỗ trợ, tư vấn và lắp đặt trần nhôm chất lượng cao.